
“Bản ngã” trong tiếng Việt có thể được hiểu là “cái tôi” của mỗi người, ám chỉ tính cách hay ý thức riêng biệt. Nó giống như sợi dây vô hình liên kết những ham muốn vô thức với tiêu chuẩn nhân cách của xã hội. Trong Phật giáo, bản ngã được coi là nguyên nhân của sự mệt mỏi và sai lầm, khi bản ngã càng lớn, nó tạo ra cảm xúc tiêu cực và khó chịu cho bản thân và những người xung quanh.
Về “vô ngã” trong Phật giáo, đây là một học thuyết quan trọng giải thích sự không tồn tại của một “bản ngã”. Vô ngã có nghĩa là không có “cái tôi” hay “bản ngã” theo nghĩa của một cái gì đó vĩnh cửu, không thể tách rời, tự trị và riêng biệt. Đây là một phần của ba học thuyết nền tảng của đạo Phật, bên cạnh “vô thường” và “khổ đau”. Phật giáo nhấn mạnh việc nhận thức rõ ràng về “vô ngã” để giải thoát khỏi lòng tham và chấp thủ, từ đó đạt được sự giác ngộ và giải thoát.

Tuy nhiên, nhiều người càng tu thì “bản ngã” lại càng lớn, ám ảnh về cái tôi và hình ảnh của bản thân. Họ còn tuyên truyền, quảng bá cái bản ngã tới nhân dân, phật tử. Người ta gọi đó là ma tăng. Nam mô bổn sư đồng chí Thích Ca Mâu Ni Phật