Tại sao lại “Nam mô bổn sư đồng chí Thích ca Mâu ni Phật”?

Tại sao lại “Nam mô bổn sư đồng chí Thích ca Mâu ni Phật”?
Câu Nam mô vốn là một câu chào của người Phật tử, nó lẫn lộn cả phiên âm tiếng Phạn lẫn Hán Việt, nhiều chư tăng, Phật tử lên chùa, sử dụng nhầm lẫn, niệm phật hiệu mà sai sót, thông thường nhà chùa vẫn hoan hỉ bỏ qua. Tuy nhiên có nhiều Phật tử thắc mắc cách niệm phật hiệu của nhà chùa, nên nhà chùa xin giải thích lại với chư tăng và phật tử thập phương.

“Nam mô” là phiên âm tiếng Phạn, có nghĩa là xin chào. Câu chào “Nam mô” là để người phật tử nhận ra nhau. Phật pháp có mười phương, vô biên vô lượng, nên các chi nhánh hệ phái khác nhau. Người Phật tử thường chào và giới thiệu luôn dòng tu, hệ phái để dễ nhận ra nhau.
“Nam mô bổn sư A di đà Phật” là phât tử theo phật A di đà, ở Tây Phương cực lạc, theo dòng Bắc tông.
“Nam mô bổn sư Quan thế âm bồ tát” là phật tử theo Quan Thế Âm, mong phổ độ chúng sinh.
“Nam mô bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật” là phật tử Nam tông, theo phật Thích Ca cõi ta bà.

Chùa Bề Đề cổ tự, vốn là chùa theo Trung đạo, tu theo Phật giáo Chính Tông của thái tử Tất Đạt Đa, người quy y thành Thích ca Mâu ni Phật. Phật giáo chính tông coi mọi chúng sinh đều bình đẳng, không có thần thông, không mê tín dị đoan. Những tỳ kheo đi theo đức thế tôn đều là anh em bạn bè của người chứ không phải thầy trò. Tư tưởng chính tông đó là khởi nguồn bình đẳng của chủ nghĩa cộng sản, nên phật hiệu của nhà chùa là “Nam mô bổn sư đồng chí Thích ca Mâu ni Phật”.

Chư tăng phật tử khi biết bài này, khi đi phổ độ, khất thực, hóa duyên, có thể chú ý niệm đúng phật hiệu, để người đồng tu dễ nhận ra nhau. Đó cũng là một phần công đức, hoành dương Phật Pháp.
Nam mô bổn sư đồng chí Thích ca Mâu ni Phật.

Giới thiệu Đông Thích 180 bài viết
Trụ trì chùa Bề Đề Cổ Tự Chuyên gia từ thiện bằng cái Tâm Uy tín - Chất lượng - Minh Bạch

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi