Tháng 7 âm và bồ tát Mục Kiều Liên

Mục-kiền-liên (tiếng Pali: Moggallāna;) là một vị Tỳ-kheo của Phật giáo trong thời kỳ Phật Thích-ca Mâu-ni tại thế. Mục-kiền-liên là một trong 2 đệ tử hàng đầu của Phật Thích-ca và được Đức Phật giao trọng trách Thống Lĩnh Tăng Đoàn sau khi Ngài chứng A La Hán, quả vị cuối cùng trong Tứ Thánh Quả. Ông đã đắc quả A-la-hán và trở nên nổi tiếng là bậc “Thần thông đệ nhất” (Manda Galỳayana) trong hành Thanh văn đệ tử của Đức Phật.
Theo các ghi chép Phật giáo thì Mục-kiền-liên chào đời tại một ngôi làng nhỏ gần kinh đô Patna của vương quốc Magadha, nay thuộc tiểu bang Bihar, Ấn Độ. Ông được cho là thuộc dòng dõi Mudgala, tức là “Thiên văn gia”. Tầng lớp Mudgala thuộc một giai cấp quý tộc, được tôn kính và giàu có, vì vậy Mục Kiền Liên từ nhỏ đã sống trong nhung lụa, không thiếu thốn bất cứ món gì và được hưởng một nền giáo dục hoàn chỉnh theo truyền thống Bà la môn giáo.
Tuy nhiên, trong một lần cùng người bạn Xá-lợi-phất (Upatissa) đi dự hội “Hội Sơn Thần” (trước tế lễ thần núi, sau để dân chúng có một dịp liên hoan vui thú), ông chợt ngộ ra và tâm tưởng về Tử Biệt Sinh Ly giữa cuộc đời và cứu rỗi. Từ đó, hai người quyết định tìm đường Giải thoát, sống một cuộc sống đời làm Đạo sĩ, thoát ly gia đình, thoát bỏ sợi dây giai cấp của Bà la môn.
Việc ông xuất gia lại khiến mẹ ông là bà Thanh Đề đau đớn, tức giận và thất vọng. Bà không thể chấp nhận con trai bà từ bỏ giàu sang, phú quý để trở thành người xuất gia. Vì vậy bà Thanh Đề trở nên căm ghét phật giáo, luôn tìm cách phá hoại và đả phá các phật tử. Sau khi qua đời, bà Thanh Đề bị đọa và kiếp ngạ quỷ.
Không có mô tả ảnh.
Mục-kiền-liên được cho là đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông qua đó biết mẹ mình đang lâm kiếp ngạ quỷ; dù tìm mọi cách ông vẫn không cứu được, nên ông hỏi Phật tổ về cách cứu mẹ.
Phật dạy rằng:
“Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”
Theo lời Phật, mẹ ngài được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Ý nghĩa của câu truyện trên để chư tăng, phật tử và đức đại chúng hiểu rằng, sức mạnh của nghiệp lực là vô cùng, gieo nhân xấu thì gặp quả ác, khi đó thì dù ngay cả người thân có thần thông cũng
không thể giúp được. Niệm lực của chư tăng mười phương, chính là những người bị bà Thanh Đề phá hoại, giờ cùng chung sức, vừa tha thứ cho bà Thanh Đề, vừa khuyên răn bà hồi hướng công đức thì mới thoát kiếp ngạ quỷ.
Trong tháng Vu Lan, nhà chùa cũng kính mong đức đại chúng, chư tôn phật tử bỏ ác làm thiện, gieo nhân lành để gặt quả phúc, đó mới thực sự là phật tính, thiện tâm chứ không phải cúng lễ rình rang, hương khói nghi ngút.
Nam mô bổn sư đồng chí Thích ca Mâu ni Phật.
Giới thiệu Đông Thích 168 bài viết
Trụ trì chùa Bề Đề Cổ Tự Chuyên gia từ thiện bằng cái Tâm Uy tín - Chất lượng - Minh Bạch
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận