Tết Hàn Thực có ý nghĩa như thế nào

寒食节 – tết hàn thực, ở thời cổ đại là một ngày tết rất nổi tiếng, sau đông chí 105 ngày và trước thanh minh 1, 2 ngày thì đó là ngày tết hàn thực. Ngoài ra nó có một cái tên khác là 禁烟节 – cấm yên tiết (lễ cấm khói), ngày này tuyệt đối cấm lửa, chỉ ăn đồ nguội, theo nhiều nguồn lịch sử thì cấm lửa diễn ra trong 3-5 ngày. Nguồn gốc của tết hàn thực của người cổ đại là 钻木- toan mộc (khoan gỗ để lấy lửa) để đốt lửa khởi đầu cho một mùa mới. Ở mùa khô khi dùng lửa dễ gây ra các đám cháy lớn ở trên núi, để hạn chế những đám cháy này thì họ sẽ cấm lửa, và thay lửa cho một mùa mới khi mùa mưa bắt đầu. Trong thời gian cấm không được dùng lửa thì mọi người phải chuẩn bị đồ ăn nguội và dần dần trở thành một phong tục. Và nó được gọi là tết hàn thực.

– Tết hàn thực có từ hơn 2000 năm trước và nó có thể coi là lễ hội dân gian đầu tiên. Lễ hội cấm lửa sau nó được chuyển thành tết hàn thực, dùng tưởng nhớ tới danh thần sỹ Giới Tử Thôi thời xuân thu Tấn quốc .

Truyền thuyết kể rằng thời Xuân Thu Chiến Quốc người thiếp của Tấn Hiến Công để con trai mình kế vị,bà đã lập ra kế hoạch sát hại hoàng thái tử Thân Sinh, thái tử Thân Sinh buộc phải tự sát, em trai của Thân Sinh là Trùng Nhĩ để tránh tai họa bỏ trốn và sống lưu vong. Những ngày đầu Trùng Nhĩ sống lưu vong, phụ thân Tấn Công bị truy sát, sau đó người anh em Tấn Huệ Công bị truy sát. Trong thời gian sống lưu vong ông bị chịu nhiều khuất nhục. Hầu hết các cận thần theo ông đều lần lượt bỏ đi, chỉ duy nhất một người trung thành ở lại đi theo ông là Giới Tử Thôi. Trùng Nhĩ thường xuyên 食不果腹- thực bất quả phúc (bụng không được no) 衣不蔽体 – Y bất phất thể (áo không đủ ấm) .” Hán thi ngoại truyền “ viết: có một năm ở Vệ quốc Trong thời gian Tấn Văn Công bị lưu đầy, một người gọi là Lí Phù Nhan lấy trộm hết thức ăn của Trùng Nhĩ, chạy vào trong núi, Trùng Nhĩ không có thức ăn , đói không chịu nổi Giới Tử Thôi lén cắt thịt đùi để cho Trùng Nhi lót dạ. Mười năm sau, Trùng Nhĩ về nước trở thành quân chủ, nổi tiếng Xuân Thu ngũ bá gọi là Tấn Văn Công.

Sau khi Tấn Văn Công lên nắm quyền, ông đối với những thần tử 同甘共苦- “đồng cam cộng khổ” ban thưởng lớn. Duy nhất ông quên Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi mang theo mẹ sống ở Miên Sơn. Có quân thần trước mặt Tấn Văn Công nói lên nỗi ủy khuất cho Giới Tử , Tấn Văn Công đột nhiên nhớ lại chuyện cũ thấy xấu hổ trong lòng, ngay lập tức cử người đi mời Giới Tử Thôi về cung. Nhưng người đi mời Giới Tử Thôi nhiều lần mà ông không đồng ý. Tấn Văn Công đích thân đến mời , tuy nhiên khi Tấn Văn Công đến nhà Giới Tử Thôi thì chỉ thấy cửa lớn đóng chặt ,Giới Tử Thôi không nguyện gặp ông Giới Tử Thôi mang theo mẹ trốn sống ở Miên Sơn ( này nay là phía nam huyện Giới Hưu – Tây Sơn ). Tấn Văn Công đã cho quân đội của mình tìm kiếm ở Miên Sơn, nhưng không thể tìm được. Có một người đã nẩy ra ý tưởng và nói “ tốt hết là đốt lửa trên núi , đốt từ ba phía , chỉ chừa lại một phía , lửa cháy lớn Giới Tử Thôi Thôi khắc lộ diện. Tấn Văn Công đã hạ lệnh đốt lửa trên núi , lửa lớn cháy ba ngày ba đêm, lửa tắt vẫn không thấy Giói Tử Thôi xuất hiện. Tấn Văn Công lên trên núi nhìn một vòng, thấy Giới Tử Thôi ôm mẹ mình và chết cháy dưới một cây liễu lớn, Tấn Văn Công vọng nhìn xác của Giới Tử Thôi 哭拜一阵 – khốc bái nhất trận (khóc lạy một cơn) . Sau khi an táng , phát hiện dưới cây liễu nơi Giới Tử Thôi chét có một chỗ trống, trong chỗ trong dường như có một vật . Lấy ra xem hóa là một miếng cổ áo, trên có nhất thú huyết thơ (Bài thơ viết bằng máu).

割肉奉君尽丹心,但愿主公常清明

柳下作鬼终不见,强似伴君作谏臣

倘若主公心有我,忆我之时常自省

臣在九泉心无愧,勤政清明复清明

Phiên âm Hán Việt :

Cát nhục phụng quân tận đan tâm ,

Đãn nguyện chủ công thường thanh minh

Liễu hạ tác quỷ chung bất kiến ,

Cường tự phán quân tác gián thần

Thảng nhược chủ công tâm hữu ngã ,

Ức ngã chi thời thường tự sảnh

Thần tại cửu tuyền tâm vô quý ,

Cần chính thanh mình phúc thanh minh .

Tạm dịch là:

Chân thành cắt thịt phụng vua,

mong chủ công luôn thanh minh.

Ta chết dưới gốc liễu mà không gặp,

hơn là trở thành một quan viên hầu cận vua.

Nếu như chủ công nhớ đến thần,

xin ngài lúc đó tự soi xét mình.

Thần chết không hối tiếc,

chỉ mong ngài thanh minh và thanh minh.

Tấn Văn công cất huyết thơ vào tay áo , an táng mẹ con Giới Tử Thôi dưới gốc cây liễu . Để tưởng nhớ Giới Tử Thôi , Tấn Văn Công đổi tên Miên Sơn thành Giới Sơn , trên núi lập một đền thờ, lấy ngày đốt núi làm ngày hàn thực . Hiểu dụ ( thông báo quan trọng) toàn quốc , mỗi năm ngày này cấm kỵ lửa và chỉ được ăn đồ nguội .

Khi rời khỏi, ông chặt một đoạn thân liễu mang về cung , làm một đôi guốc . Mỗi ngày ngắm nó và thở dài ( 悲哉足下- bi tai túc hạ) . Từ “ túc hạ “ cấp dưới dưới người cổ đại xưng tỏ ý tông trọng bề trên của mình. Cách xưng hô này để tôn trọng cấp trên hay đồng nghiệp , có thể được bắt nguồn từ tích này.

Năm sau, Tấn Văn Công cùng quần thần đến đăng sơn tế điện , bày tỏ ai điệu (chia buồn). Đến mộ ông thấy cây liều sống lại, lá xanh bay trong gió . Tấn Văn Công nhìn thấy cây liễu hồi sinh, ông như nhìn thấy Giới Tử Thôi. Ông bước về phía trước xem trọng bẻ một cành , bện thành vòng tròn đội lên đầu . Ông lấy ngày này là ngày lễ thanh minh .

Người miền Bắc TQ thì chuẩn bị đồ nguội là bánh táo và bánh lúa mạch, người miền nam thì thường chuẩn bị bánh gạo nếp. Ngày thanh minh người dân bện vòng liễu đội lên đầu , treo cành liễu trước cửa biểu hiện hoài niệm .

Giới thiệu Đông Thích 176 bài viết
Trụ trì chùa Bề Đề Cổ Tự Chuyên gia từ thiện bằng cái Tâm Uy tín - Chất lượng - Minh Bạch