Hoa Ưu Đàm thực sự là gì?
Thứ mà các thí chủ thấy trong hình, nó là cơ quan sinh sản của một loại nấm nhầy có tên khoa học – Ficus racemosa (syn. Ficus glomerata), là loài sinh vật bậc thấp. Sinh sản bằng bào tử, khi gặp điều kiện thích hợp nấm sinh trưởng các túi bào tử màu trắng để phát tán vào không khí, mà chúng ta tưởng đó là hoa ưu đàm.
Còn Hoa Ưu Đàm, không phải là một loài hoa, mà là một khái niệm trong Phật giáo, Tiếng Phạn đọc là “uḍumbara” tiếng Devanagari: उडुम्बर và được phiên âm tiếng Hán Việt là “Ưu Đàm Hoa” còn tiếng Việt phiên âm đúng là “Úm Ba La”.
Khái niệm “Úm Ba La” này có nghĩa gần giống như “phép màu”; “điều kỳ diệu”, dùng để chỉ sự lan tỏa và biến đổi, được nhắc tới trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, và Kinh Địa Tạng, Kinh Tam Tạng, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Đại Niết Bàn, và cả các kinh sách dịch sau này như kinh của Làng Mai, hoặc web Đại Kỷ Nguyên của Pháp Luân Công. Trong các kinh sách thường ví von “Úm Ba La” hay phép màu chỉ diễn ra 3000 năm một lần, hoặc 10 000 năm một lần, ý là rất hiếm khi xảy ra, điều này khiến nhiều thí chủ hiểu lầm rằng hoa ưu đàm ba ngàn năm mới nở một lần.
Trong các kinh điển Phật giáo chính tông, “Úm Ba La” hay “Ưu Đàm Hoa” là phép màu được mô tả như đốm lửa nhỏ lan rộng thành ngàn bó đuốc lớn, hay như hiệu ứng domino, từ một điểm nhỏ dẫn đến sự thay đổi nối tiếp, toàn diện. Nó thường ví von, so sánh với việc gieo một duyên lành để việc thiện được lan tỏa rộng khắp.
Hiện có một số tổ chức Tà Giáo, tuyên truyền rằng “Ưu Đàm Hoa” là một loài hoa có thật, 3 000 năm nở một lần để chứng minh giáo chủ ra đời, nên tìm mọi bằng chứng gán ghép các loại trứng côn trùng, nấm nhầy, hoa chuông, các sinh vật hiếm gặp là Hoa Ưu Đàm, nhà chùa mong chư tôn phật tử trong và ngoài chùa tỉnh thức, tránh xa vào vô minh, bị lừa gạt đi theo con đường lầm lạc.
Nam mô bổn sư đồng chí Thích ca Mâu ni Phật.
Để lại một phản hồi