Đó là lời nói đầu viết trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel”, là công trình ra đời trong thời gian hình thành Chủ nghĩa Marx nói chung, triết học Marx nói riêng. Câu nói kinh điển của Marx, nhưng đã bị đời sau cắt xén gần hết, để lại đoạn cuối “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Câu đầy đủ là:
– Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới ko có trái tim, giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.
Đặt trong hoàn cảnh cụ thể, cần giải thích ý nghĩa từ “thuốc phiện”, vào thời điểm Marx sống. Ko thể quan niệm về thuốc phiện là tệ nạn như xã hội hiện đại để suy diễn rằng thời của Marx cũng vậy. Mà thời Marx thuốc phiện là loại thuốc giảm đau dùng trong y học. Cho đến tận bây giờ trong y học, bác sĩ vẫn sử dụng một liều lượng thuốc phiện nhất định giúp bệnh nhân vượt qua những cơn đau thể xác.
Theo Marx tôn giáo không chỉ là thuốc phiện ru ngủ và xoa dịu nỗi đau con người mà còn là sự thức tỉnh trái tim con người: “thật nghịch lí là, thay vì tác động ru ngủ, thuốc phiện lại gây tác động thức tỉnh”. Ở góc độ này, Marx đã nhận ra tích cực của tôn giáo, trong cuộc đấu tranh giải phóng con người, là vũ khí tranh đấu của con người, gắn liền với các cuộc đấu tranh, các cuộc cách mạng xã hội.
Tính hướng thiện của các tôn giáo, được Marx nhấn mạnh cho thấy vai trò giáo dục đạo đức, nhân cách của tôn giáo. Cùng với đó, tôn giáo còn là nhu cầu tình cảm của con người, là một mặt trong đời sống tinh thần của con người. Do đó, nếu chỉ nhấn mạnh đến mặt tiêu cực, thì sẽ không thấy được những tác dụng xã hội của tôn giáo, đối với sự phát triển xã hội con người.
Kế tục tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, tín ngưỡng, Đảng ta luôn đề ra đường lối, chính sách đúng đắn về tôn giáo, tín ngưỡng. Nghị quyết 24 (16/10/1990) của Bộ Chính trị, “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”, đưa ra những luận điểm quan trọng, có tính đột phá: Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, tôn giáo có những giá trị văn hóa, đạo đức phù hợp với chế độ mới. Còn về Phật giáo, Đồng chí Thích Ca Mâu Ni vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.
Nguồn “Marx và Engels toàn tập” của nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2004.
Nam mô bổn sư đồng chí Thích Ca Mâu Ni Phật
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.