Căn dặn ăn chay dịp rằm tháng 7

“Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên

Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền

Có báu trong nhà, thôi khỏi kiếm

Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền”

Đây là 1 tứ thơ trong bản giải “Cư trần lạc đạo phú” của Phật hoàng Trần Nhân Tông khi bàn về kinh nghiệm ngộ đạo của thiền sư Tuệ Trung (1287). Trong đó nhấn mạnh về tính họa phước trong quán thực khi trưởng dưỡng đạo tâm.

Chả hiểu ở đâu sinh ra quan niệm “ăn chay” trong dân gian để mong cầu phúc báu? “Chay” là cách gọi chại từ “trai” là bữa ăn. “Ăn chay” là ăn như kiểu các nhà tu hành. Các nhà tu hành có “ăn chay” không?

Các nhà tu hành chính pháp không ăn chay, mà ăn trong chánh (chính) niệm. Khi ăn thì tỉnh thức, nhớ công ơn chúng sinh đã cúng dường phẩm vật và hồi hướng công đức cho các con vật phải chết để làm thức ăn cho con người được siêu sinh an giới. Phật không cấm ăn mặn (ăn mạng sống), chỉ cấm sát sinh.

Vụ ngộ độc thực phẩm của pate Minh Chay một lần nữa nhắc nhở chúng ta không nên cực đoan trong quan niệm về tu dưỡng. “Vô tâm đối cảnh”, ăn gì cũng được, miễn là chữa bệnh đói gày để giữ thân mà tu hành. Thân này không giữ thì mọi tinh tấn tiêu tan hết. Ăn mà tỉnh thức thì không mất tâm từ bi.

Nhiều người cố gắng ăn chay tuần, chay trường … thật sự là đang mặc cả với Đức Phật về những điều mà bản thân Phật cũng không thể làm được, là hóa giải nghiệp chướng. Hãy tùy duyên, đừng gây áp lực cho chính mình và mọi người. Đói cứ ăn và mệt thì ngủ. Miễn đừng ăn của người và ngủ kiểu đểu là đắc đạo rồi.

Hôm nay cũng là rằm tháng 7, nhà chùa cũng mang ít cá nhỏ đi phóng sinh hoan hỉ.

Giới thiệu Đông Thích 176 bài viết
Trụ trì chùa Bề Đề Cổ Tự Chuyên gia từ thiện bằng cái Tâm Uy tín - Chất lượng - Minh Bạch
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận