Trong phim Monkey King nói về Ngộ Không đánh Bạch Long (giai đoạn chưa gặp Đường Tăng) có đoạn Ngộ Không định kết liễu Bạch Long thì chợt nghe vang rền một câu “A Di Đà Phật, Tuy Bạch Long đã làm điều ác quá nhiều…”, sau đấy thì một vị Phật hiện ra. Vị Phật này ngồi thế toạ thiền, thủ ấn độ thế, áo vắt chéo vai, ngực không có chữ “Vạn” (卐). Đấy chính là Đức Phật Thích Ca.Vậy thì có vấn đề gì?
1. Phật Thích Ca có thuyết giảng về Phật A Di Đà nhưng không bao giờ xuất ngôn niệm “A Di Đà Phật” như trong phim. Các phiên bản khác của Tây Du Ký cũng bị nhầm như thế.
2. Theo Tây Du Ký, vì ở Đông Thổ Đại Đường chỉ có Tiểu Thừa nên Đường Tăng mới sang Tây Trúc thỉnh kinh Đại Thừa về. Sau khi kinh điển Đại Thừa về, đọc thì mới biết có các vị Phật khác ngoài Phật Thích Ca. Sau đấy mới biết về thế giới Tây Phương Cực Lạc mà Phật A Di Đà làm giáo chủ, sau đấy mới có Tịnh Độ Tông ở cõi Ta Bà. Thế nhưng, nếu ta xem Tây Du Ký, trên đường đi thỉnh kinh, Đường Tăng rất hay niệm “Ưa Mi Thồ Phồ!” aka “A Di Đà Phật”. Chưa kể động có nạn là Quán thế âm bồ tát – một vị chỉ có trong kinh điển Đại Thừa lại xuất hiện. Thế là sai về dòng thời gian (timeline).
3. Câu niệm “A Di Đà Phật” chỉ là câu của Tịnh Độ Tông chứ các Tông khác như Thiền Tông, Mật Tông…không niệm câu ấy. Nhưng bà con ta cứ vào chùa là niệm “A Di Đà Phật” bất kể đấy là chùa của Tông nào, kể cả chùa của Phật giáo Nguyên thủy vốn không thừa nhận đa Phật. Hoặc có người niệm “Nam mô A Di Đà Phật” rồi niệm tiếp “Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, sai hẳn về thứ tự vì vốn phải niệm bổn sư, tức thầy của mình trước. Chưa kể vào đền bà con cũng niệm “A Di Đà Phật”. Nói thì lại bảo Phật nào chả là Phật, đâu chả có Phật.
Từ Nam Mô hay Nam Vô (chữ Hán: 南無) là cách phiên âm Hán của từ tiếng Phạn (Sanskrit) “Namas” hay “Namo”. Hai chữ Hán 南無 đọc theo âm Hán Việt là “nam mô”, theo âm Hán Nhật là “Namu”.(Phái Tịnh Độ Chơn Tông <Jōdo Shinshū>, Bổn Nguyện tự <Hongan-ji> ở Nhật lại đọc là “Namo”)Từ “Namas” hay “Namo” trong tiếng Phạn là từ tán thán, thể hiện sự cung kính, kính ý và thường được dịch ý là đảnh lễ, kính lễ, thường được dùng đồng nghĩa với từ “quy y” trong Phật giáo.Trong cuộc sống thường ngày, người Ấn Độ thường nói “Namaste” như một câu chào hỏi, mang ý nghĩa là cảm tạ/tôn kính ông/bà. Từ “Namas” có nghĩa là “cảm tạ”, “tôn kính” và “te” là ngôi thứ hai, ông/bà.
Cho nên câu niệm của chùa Bề Đề “Nam mô bổn sư đồng chí Thích ca Mâu ni Phật” có nghĩa “Xin chào, chùa tôi tu theo con đường giác ngô của đồng chí Thích ca”.
Nam mô bổn sư đồng chí Thích Ca mâu ni Phật.
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.