Ngày rằm nói chuyện Phật giáo (tiếp hôm mồng Một)

Như chúng ta đã biết, Phật giáo truyền vào Việt Nam qua 2 hướng là hướng Bắc qua ngả Trung Quốc do các nhà truyền giáo Trung Quốc (chứ không phải Ấn Độ như ai đó nghĩ). Phía Nam qua ngả Srilanca, Miến Điện … qua ngả Thái Lan, Lào … do các nhà truyền giáo người Miến, Srilanca.

Thời kỳ này, cả 2 ngả, Phật giáo truyền vào Việt Nam là Phật giáo nguyên thủy.

Phật giáo chỉ là tôn giáo nhỏ Ấn Độ bởi người Ấn theo đạo Bà La Môn (Ấn Giáo?). Dòng họ Thích Ca của Thái tử Tất Đạt Đa chỉ sếp thứ 2 trong 4 đẳng cấp xã hội Ấn Độ. Hiện nay số người theo đạo Phật ở Ấn Độ là 2% dân số tương đương 26 triệu người.

Đến năm 1193, Hồi giáo đánh chiếm Ấn Độ, phá cơ sở Phật giáo rộng lớn La Lan Đà và đốt kinh sách có số lượng lớn đến nỗi sử sách nói cháy ròng rã 6 tháng mới tắt.

Trước đó, vào đời nhà Đường (645 sau công nguyên), Đường Huyền Trang là nhà tu hành chúng ta đã biết qua tác phẩm Tây Du Ký đã tới La Lan Đà học 13 năm, thỉnh giảng 6 năm tại đây và mang được về Trung Hoa 657 bộ kinh luận bằng tiếng Pali, sau đó dịch sang tiếng Hán. Chính bộ kinh sách này được gọi là kinh Tam Tạng sau đó được truyền vào Việt Nam mà ta đã nói ở trên.

Đến đời nhà Minh (13xx sau CN), Trung Hoa đại Hán muốn có một bộ kinh sách Phật của riêng mình đã làm biến dạng kinh luận gốc mà ta đã nói ở bài trước với các nhân vật Phật, Bồ tát mang màu sắc tịnh độ như Phật A Di Đà, bồ tát Quán Thế Âm, Phổ Hiền, Văn Thù, Địa tạng vương vân vân. Các vị Phật, Bồ Tát thường từ những nhà sư, phật tử và các vị La Hán vốn là các vị thần địa phương được phối thờ với chức năng Hộ pháp. Cùng với đó là hành động phá chùa chiền đang thờ tự theo lối nguyên thủy tại phía Bắc Việt Nam mà chúng ta hay nhắc đến, để thay vào đó là pháp tu và kinh sách mang màu sắc Phật giáo Trung hoa còn tồn tại cho đến tận ngày nay.

Riêng phía Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Tây có đông đồng bào Khơ Me sinh sống, Phật giáo vẫn mang đặc sắc tính chất nguyên thủy như hàng ngàn năm qua. Các tỉnh miền Trung, do giao thoa giữa Ấn giáo và Đạo giáo nên ngày nay mới phát triển Phật giáo do các môn phái phía Bắc truyền vào và phát tâm xây dựng chùa chiền.

Chúng ta cứ ví bản thân như cái xe máy, đi thì phải hỏng, phải sửa. Chùa chiền như tiệm sửa xe, hỏng đâu ta ghé tiệm đó. Thợ tốt, thợ dở là do duyên, miễn sao xe lại chạy là được. Đừng thần thánh hóa Phật giáo và dị đoan hóa chùa chiền để Phật giáo trường tồn cùng dân tộc nhiều đau thương này.

Nam mô bổn sư đồng chí Thích Ca mâu ni Phật.

Hình minh họa: Tam Tạng pháp sư – Hình vẽ trong hang Đôn Hoàng – thế kỷ thứ 9.

Giới thiệu Đông Thích 176 bài viết
Trụ trì chùa Bề Đề Cổ Tự Chuyên gia từ thiện bằng cái Tâm Uy tín - Chất lượng - Minh Bạch
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận