1- “Đời là bể khổ” nó chỉ là nửa câu nói của Phật. Nó sáo rỗng và rất cửa miệng khi nhắc tới đạo Phật. Nó khiến cho rất rất nhiều người có những ngộ nhận sai lầm, cực đoan về đạo Phật nhất. Câu đầy đủ là “Khổ hải vô biên, hồi đầu thị ngạn” (Biển khổ vô cùng, quay đầu là thấy bờ).
Những khổ đau của cuộc đời loài hữu tình (xoay quanh 8 khổ đau chính) là một sự thật hiển nhiên. Cho dù Phật có đề cập tới hay ko thì nó vẫn tồn tại hoàn toàn khách quan và liên tục diễn ra ko ngừng nghỉ. Nó là một trong những căn nguyên chính khiến mọi quốc độ của các loài hữu tình sinh trụ dị diệt. Nó là tất yếu của sự sống mọi loài hữu tình. Và nó cũng chỉ là những nhân tố trong mối tương quan giữa cái trùng trùng duyên khởi của vạn pháp (mọi sự vật hiện tượng) mà thôi.
Đạo Phật nhìn thẳng vào nó để thấy rõ, hiểu rõ, xử lý nó và đề cao các giá trị khi biết cách đối diện và xử lý nó đúng đắn. Hoàn toàn ko có thái độ trốn tránh hay phủ nhận về sự tồn tại khách quan của nó hoặc tô vẽ cường điệu hoá nó lên.
Nếu đạo Phật chỉ dừng lại ở mức thấy nó, rồi tô vẽ cường điệu hoá nó lên, phủ lên nó những bi ai, tội lỗi, oán thán, kinh hoàng… Thì đạo Phật quả nhiên coi đời đơn thuần là một bể khổ và cực kì u ám tiêu cực thật. Rồi dựa vào đó lại tô vẽ lên tiếp một hình tượng mang tính tuyệt đối nào đó để bấu víu, bám chấp, van xin… vào đó với tâm thế hoàn toàn bị động yếm thế cùng khát khao có thể cứu rỗi và đưa mình ra khỏi những khổ đau, tội lỗi, ai oán… thì đạo Phật hẳn là một tôn giáo như bao tôn giáo phổ biến khác.
Nhưng đạo Phật ko hề như vậy, đức Phật ko những chỉ bầy cho chúng ta cách nhận diện những điều tất yếu đó mà còn chỉ bầy cho chúng ta phương cách để chuyển hoá xử lý và vượt qua nó một cách rất cụ thể và hiệu quả nhằm đạt được các giá trị lợi lạc trước mắt (hiện tại lạc trú) và lâu dài: hạnh phúc, an bình, tự tại, trí tuệ tăng trưởng, bản lĩnh vững vàng…. Để làm được điều đó thì hoàn toàn dựa vào chính bản thân chúng ta, ko có bất cứ đối tượng khách quan bất biến nào có thể giúp được ta một cách chủ quan thụ động một chiều được. Tức đạo Phật đề cao tính chủ động hành động tự thân để liên tục xây dựng và hoàn thiện những năng lực vượt qua các đau khổ khách quan tất yếu của cuộc đời.
Và phương pháp để làm được những điều đó được đức Phật chỉ bày rất rõ trong Đạo Đế (Tứ Diệu Đế). Nói nôm na ra là khi đối diện với bất cứ vấn đề nào đó (ko cứ j là các khổ đau) thì ta phải có “Bát Chính Đạo”, đó là có cái nhìn đúng đắn về nó (chính kiến), từ đó ta mới có được suy nghĩ đúng đắn thấu đáo về nó (chính tư duy), rồi ta có những lời nói nhận định phù hợp đúng đắn về nó (chính ngữ), từ đó ta có thái độ đúng đắn với nó (chính mệnh), và định hình tập trung xây dựng được những giá trị cần thiết phù hợp đúng đắn để giải quyết nó (chính nghiệp) với một quyết tâm cao độ, nỗ lực hết mình (chính tinh tấn) mà luôn giữ được sự tỉnh táo chủ quan (chính niệm) và sự kiên định hướng tới các giá trị tích cực trước sau như một (chính định).
Đến đây thì ta mới thấy cái câu như đạo Phật coi đời là bể khổ, chỉ toàn là khổ đau, u ám, yếm thế, bi lụy, sến sẩm ai oán… nó mới sai lệch và láo nháo như thế nào. Đáng tiếc nó lại được chính bè lũ dâm tăng, bám chấp vào đạo Phật mất gốc nói ra, thậm chí bỏn còn tô vẽ cường điệu hoá nó lên rất rất nhiều để nhằm mục đích thu thập tín đồ và bành chướng tông phái. Quan điểm đó bẻ gãy ý chí, động lực, khát vọng sống của Phật tử, khiến họ phải bám víu, lệ thuộc, tin tưởng vào giáo chủ mong được cứu vớt. Nên số đông những người ở những quốc độ bị ảnh hưởng bởi đạo Phật mất gốc có những ngộ nhận sai lầm về đạo Phật cũng ko có gì là lạ.
2- Chúng ta đang sống trong thời mạt pháp?
Hay đây là thời mạt pháp nên thế nọ thế kia. Câu này cũng sáo rỗng hời hợt, thiểu năng, dẩm dít, nguy hiểm. của bè lũ dâm tăng, chuyên phá hoại chính pháp.
Đến bao giờ quy luật vô thường (sự ko thường hằng bất biến của mọi sự vật hiện tượng), quy luật vô ngã (sự không thực thể của mọi sự vật hiện tượng), quy luật nhân – duyên – quả (sự tương tác đa phương diện, đa phương tiện liên tục ko đầu ko cuối dẫn đến sự sinh – trụ – hoại – diệt của mọi sự vật hiện tượng) hoàn toàn bị phá vỡ hay nói đơn giản là bao giờ xuất hiện một thực thể bất hoại, độc lập và có thể chi phối mọi sự vật hiện tượng theo chủ quan một chiều thì lúc đó Chính Pháp của Đức Phật mới mạt và bị phế bỏ.
Còn nếu ko thì Chính Pháp vẫn luôn tồn tại và chẳng bao giờ bị cái được gọi là mạt pháp cả cho dù đức Phật có nhập diệt bao nhiêu năm đi chăng nữa. Có chăng chỉ là phước báu của từng quốc độ bị mạt đi nên nhân dân và phật tử bị vô minh và các tà kiến che lấp khiến ko thể thấy và đến được với Chính Pháp mà thôi.
Nam mô bổn sư đồng chí Thích ca Mâu ni Phật.